Hầu hết người tiêu dùng khi bắt đầu tìm hiểu về nón bảo hiểm đều thắc mắc “Chất liệu nón bảo hiểm nào là tốt nhất?” Gara20 xin giải đáp chi tiết về tất cả chất liệu, mong quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn chất liệu phù hợp với mình nhất.
Tại sao việc chọn chất liệu nón bảo hiểm lại quan trọng?
Vỏ ngoài của nón bảo hiểm được thiết kế để dẫn truyền lực tác động rộng khắp bề mặt nón mà không khiến nón bị nứt. Do đó vật liệu làm mặt ngoài nón bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá trị của nón.
Nón bảo hiểm có bao nhiêu chất liệu?
Thông thường, chất liệu làm nón được chia làm 2 nhóm:
- Nhựa nhiệt dẻo bao gồm các loại cơ bản : ABS, polycarbonate, và nhựa tổng hợp của 2 loại trên.
- Vật liệu tổng hợp từ các sợi hữu cơ và resin : fiberglass, kevlar sợi carbon, và hỗn hợp composite.
Thông thường, chất liệu làm nón được chia làm 2 nhóm
Ưu nhược điểm của các loại chất liệu nón bảo hiểm
Vật liệu tổng hợp fiberglass( sợi thủy tinh): đây là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm cần độ cứng chắc như vỏ tàu thuyền, thiết bị y tế , vật liệu xây dựng v..v .
- Ưu điểm : sợi thuỷ tinh có tính chất cách nhiệt, giúp nón bớt hấp thụ nhiệt khi dùng lâu dưới trời nóng, phù hợp trong điều kiện thời tiết nhiệt đới như ở việt nam. Ngoài ra sợi thuỷ tinh có khả năng tái sử dụng cao nên được đánh giá là vật liệu thân thiện với môi trường.
- Nhược điểm : độ cứng chắc không bằng sợi carbon và trọng lượng nặng hơn sợi carbon .
– Carbon fiber (sợi Carbon): chịu lực mạnh nhất, trọng lượng nhẹ nhất. Là chất liệu hàng đầu trong việc sản xuất nón bảo hiểm fullface, đặc biệt là các nón sử dụng trong đua moto.
- Ưu điểm: độ cứng cao, độ bền cao, chịu ăn mòn tốt, kháng nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Nhờ những đặc tính nổi trội này, sợi carbon được ví là sợi làm nên cuộc cách mạng trong vật liệu ứng dụng và được dùng phổ biến trong ngàng hàng không, quân sự cũng như thể thao. Nón bảo hiểm làm từ sợi carbon đảm bảo các yếu tố nhẹ, bền, chống va đập tốt.
- Khuyết điểm : hiện giá thành sản xuất sợi carbon còn khá cao khiến giá sản phẩm từ vật liệu này thường có giá đắt nhất.
Ưu nhược điểm của các loại chất liệu nón bảo hiểm
Kevlar : là tên thương mại của vật liệu được phát triển bởi Dupont. Sợi kevlar thường được trộn cùng với sợi fiberglass để gia tăng sức chịu lực. Sợi kevlar đơn độc có khả năng chịu lực cao hơn fiberglass đồng thời nhẹ hơn 20% nên sợi kevlar được dùng làm áo chống đạn.
Synthetic reinforced shell được làm từ nhựa nhiệt dẻo kết hợp với nhiều lớp fiberglass và các sợi hữu cơ khác. Điều này giúp cho nón nhẹ hơn, mềm dẻo hơn khi gặp va đập so với nón dùng vật liệu nhựa nhiệt dẻo bình thường hoặc nón bảo hiểm làm từ vật liệu nhựa.
Polycarbonate là chất liệu phổ biến được sử dụng đa dạng trong đời sống, từ tròng kính mắt, cửa sổ chống đạn, thuỷ tinh thể nhân tạo đến vật liệu làm nón bảo hiểm. Đặc tính của chất liệu này là chịu lực tốt hơn ABS, nhưng vẫn còn khuyết điểm về cân nặng.
KPA là một dạng hỗn hợp gồm nhiều chất liệu cao cấp hình thành vỏ mũ cho ra sản phẩm chất lượng cao, chống va đập tốt.
ABS acrylonitrile butadiene styrene:
- Ưu điểm: chất liệu nón bảo hiểm này sẽ chịu nhiệt độ cao và chịu được ăn mòn của hoá chất cũng như bảo vệ tốt trước va đập. Đây là chất liệu phổ biến làm nón bảo hiểm vì giá thành bình dân.
- Nhược điểm: chất liệu nón bảo hiểm ABS sẽ nặng hơn so với các vật liệu tổng hợp.
Nhựa ABS – chất liệu nón bảo hiểm gồm bao nhiêu loại?
Nhựa ABS dùng làm chất liệu nón bảo hiểm gồm 3 loại :
Nhựa ABS nguyên sinh: là nhựa tinh khiết không pha. Sản phẩm từ loại nhựa này thường có bề mặt bóng, mịn và chịu được lực va đập mạnh. Nhược điểm giá thành cao hơn nhựa ABS pha hoặc nhựa ABS tái chế nên thường chỉ được sử dụng trong các loại nón bảo hiểm chính hãng cao cấp.
Nhựa ABS nguyên sinh pha nhựa tái chế để giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo đủ tiêu chuẩn kiểm định. Đây là loại được sử dụng nhiều nhất trên thị trường nón bảo hiểm hiện nay.
Nhựa ABS tái chế từ các phế liệu nhựa như vỏ xe, vỏ tivi, v..v. Các loại nón giá rẻ, kém chất lượng sẽ được sản xuất từ nguyên liệu này.
Nhựa ABS sản xuất nón bảo hiểm gồm bao nhiêu loại?
Với sự đa dạng của vật liệu làm nón bảo hiểm, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn nón bảo hiểm phù hợp với nhu cầu sử dụng và chi phí hợp lý. Với người đam mê tốc độ, nón bảo hiểm full face làm từ chất liệu sợi carbon là lựa chọn tốt nhất, đứng hàng thứ 2 là nón từ sợi thuỷ tinh với giá thành rẻ hơn và trọng lượng nón hơi nhỉnh hơn. Với người có nhu cầu mang nón vừa đủ bảo vệ khỏi va đập trong lưu thông hàng ngày thì nón từ chất liệu ABS nguyên sinh hoặc Polycarbonate là lựa chọn phù hợp nhất với ngân sách và nhu cầu.
Xem thêm các loại nón bảo hiểm với chất liệu tốt nhất tại Gara20.