Mũ bảo hiểm siêu nhẹ liệu có bảo đảm an toàn?

Trong bài viết trước về chất liệu nón bảo hiểm, Gara20 đã chia sẻ cùng các anh em bikers về 3 chất liệu chính tạo nên một chiếc mũ bảo hiểm, đó là sợi carbon, sợi thủy tinh và nhựa ABS. Trong bài viết này, hãy cùng Gara20 tìm hiểu về một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc “Mũ bảo hiểm siêu nhẹ liệu có bảo đảm an toàn?”.

So sánh khối lượng và chi phí sản xuất của các loại mũ bảo hiểm làm từ các chất liệu khác nhau   

Hãy cùng Gara20 so sánh các loại mũ bảo hiểm làm từ các chất liệu khác nhau có khối lượng và chi phí sản xuất như thế nào qua bảng sau:

Khối lượng Sợi carbon < Sợi thủy tinh < Nhựa ABS
Chi phí sản xuất Sợi carbon > Sợi thủy tinh > Nhựa ABS

Mũ được làm bằng sợi carbon có khối lượng nhẹ hơn và giá bán thường cao hơn rất nhiều lần so với các loại mũ làm từ chất liệu khác. Lý do là bởi carbon là vật liệu đắt tiền, mũ sản xuất bằng sợi carbon thì 80% công đoạn ép vỏ mũ phải làm thủ công hoàn toàn. 

Về quy trình tạo nên một chiếc mũ làm từ sợi carbon, nhà sản xuất phải xếp từng tấm carbon thật đều thành nhiều lớp, kết hợp với một số loại hạt nhựa, than chì rồi phủ molded (dạng gel trong suốt) lên bề mặt rồi mới ép nhiệt. Ước tính thời gian sản xuất ra 1 vỏ nón carbon thì có thể sản xuất ra được 20 vỏ nón bằng chất liệu nhựa ABS.

Mũ bảo hiểm siêu nhẹ liệu có bảo đảm an toàn?

Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Gara20 nhìn nhận những khía cạnh khác nhau:

1. Xét theo định lượng

Góc nhìn này ta xét theo những thang đo an toàn được chuẩn hóa bằng những tiêu chuẩn an toàn. Cụ thể là các tiêu chuẩn an toàn như DOT (của bộ giao thông vận tải Mỹ), JIS (Nhật Bản), ECE (chuẩn châu Âu),…và chuẩn CR (chuẩn của Việt Nam). Những thang đo kể trên có các yêu cầu đối với phần vỏ mũ như:

  • Tác động suy giảm
  • Hấp thụ xung lực
  • Khả năng chịu lực khi bị đâm xuyên qua

Về đặc tính, vỏ nón sợi carbon và nhựa ABS tương đương nhau, nên nếu xét về định lượng thì cả 2 nón sẽ đều đạt được những chứng nhận an toàn như nhau. Nghĩa là nón làm bằng chất liệu sợi carbon và nón làm bằng chất liệu nhựa ABS sẽ an toàn như nhau trong trường hợp xảy ra tai nạn.

2. Xét theo cảm quan, định tính

Phần này là khó nhất vì không có cơ sở đo đạc chính xác, nhiều người cho rằng mũ carbon an toàn hơn. Lý do đưa ra là do mũ carbon nhẹ hơn, đội thoải mái nên người dùng có thể tập trung lái xe mà không phải lo cho các tác động khác như mũ nặng làm mỏi cổ, gây khó chịu. Từ đó, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Tất nhiên để tham gia giông thông an toàn còn cần thêm nhiều yếu tố khác như ý thức tham gia giao thông của bản thân và cộng đồng kết hợp với kinh nghiệm của bản thân.

Xét kỹ, ta thấy 2 góc nhìn trên không hề mâu thuẫn với nhau. Phần cảm quan định tính thì nói mũ carbon an toàn hơn vì giúp người dùng tập trung lái xe giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, phần định lượng thì ý muốn nói nếu có xảy ra tai nạn thì khả năng bảo vệ người đội khỏi các tổn thương là tương đương giữa hai mũ.

Chọn mũ bảo hiểm an toàn như thế nào?

Mũ bảo hiểm để đạt được khả năng bảo vệ tối ưu thì phải tuân theo những tiêu chuẩn như đã đề cập ở trên như chuẩn DOT, ECE, CR, JIS… Do phần vỏ mũ và phần mút xốp EPS phải đạt đồ dày và mật độ phù hợp, tương ứng với từng mức khối lượng.

Nắm bắt được tâm lý thích mũ nhẹ nên nhiều dòng mũ bảo hiểm được lưu hành trên thị trường được các nhà sản xuất phù phép giảm trọng lượng xuống bằng cách dùng các nguyên liệu đã qua tái chế, nguyên liệu không đáp ứng đủ độ bền hoặc làm vỏ mũ mỏng xuống, giảm kích cỡ mũ làm phần mút EPS mỏng đi. Phớt lờ đi những tiêu chuẩn an toàn chạy theo lợi nhuận.

Việc khách hàng không nắm rõ thông tin mà mua phải những dòng mũ này thì rất nguy hiểm. Những rủi ro có thể xảy ra như sau:

  • Sử dụng nhựa qua tái chế để giảm khối lượng và giảm chi phí hoặc làm vỏ mũ mỏng đi: vỏ mũ giòn dễ vỡ, giảm khả năng phân tán lực, không đảm bảo tiêu chuẩn đâm xuyên.
  • Giảm kích thước vỏ ngoài mũ đồng thời giảm độ dày mút xốp EPS: giảm khả năng hấp thụ lực.

Các dòng mũ bảo hiểm gọn nhẹ có mặt tại Gara20

Việc chọn một chiếc mũ an toàn là vô cùng quan trọng. Với những ai yêu thích sự gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn đạt mức tối đa, bạn có thể lựa chọn các dòng mũ bảo hiểm 3/4 hoặc mũ bảo hiểm fullface nhẹ nhất làm từ chất liệu Carbon tại Gara20 như:

Thương hiệu Bulldog: mũ bảo hiểm 3/4 Bulldog Heli Carbon, mũ bảo hiểm fullface Bulldog Clasico II Carbon.

Mũ bảo hiểm fullface Bulldog Clasico II Carbon

Thương hiệu LS2 Helmets: mũ bảo hiểm 3/4 LS2 OF601 BOB Carbon, mũ bảo hiểm 3/4 LS2 OF597 Cabrio Carbon, mũ bảo hiểm fullface LS2 FF327 Challenger CT2, mũ cào cào LS2 MX701 Explorer Carbon,…

Mũ bảo hiểm LS2 FF327 Challenger CT2

Mũ cào cào LS2 MX701 Explorer Carbon

Bạn có thể đặt hàng online hoặc tới tận nơi lựa chọn những sản phẩm ưng ý nhất tại Gara20 qua các chi nhánh:

  • Chi nhánh 1: 28 Kinh Dương Vương, P.13, Q.6, TP.HCM.
  • Chi nhánh 2: 917 Ba Tháng Hai, P.7, Q.11, TP.HCM.
  • Chi nhánh 3: 59 Phan Đăng Lưu, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
  • Chi nhánh 4: 458/74 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.HCM.

Bài viết trên đã chia sẻ với các bạn những thông tin về các loại mũ bảo hiểm gọn nhẹ. Hy vọng những thông tin Gara20 cung cấp sẽ có ích cho bạn trong quá trình lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm an toàn, đồng hành cùng bạn trên mọi hành trình phiêu lưu.

Để lại một bình luận

Messenger